Các chuyên gia trong đều cho rằng, chế tài xử phạt chủ cơ sở sản xuất, buôn bán TPCN hiện nay chưa đủ mạnh để răn đe.
Theo tin tức thế giới trên số liệu Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) mới công bố, năm 2000 cả nước chỉ có khoảng vài chục mặt hàng thực phẩm chức năng (TPCN) thì hiện con số đang lưu hành cả nhập khẩu và sản xuất trong nước là hơn 10.000.
Đi cùng với đó là số lượng vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, sản xuất TPCN tăng lên chóng mặt. Điển hình là vi phạm về quảng cáo, hay sản xuất không đúng với chất lượng như bản đăng ký công bố sản phẩm, ghi nhãn không đúng với các quy định của pháp luật, sản xuất ở nơi không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm...
TPCN không phải là thuốc nhưng rất nhiều loại trên thị trường đều ghi thành phần giống như những bài thuốc cổ truyền (như hạ áp, giảm axít uric, cường dược, chống loãng xương,...). Thành phần trong sản phẩm là các loại cây, cỏ, cao động vật... giống như thành phần của thang thuốc đông y.
Nhiều thực phẩm chức năng trên thị trường không đúng với chất lượng như bản đăng ký công bố sản phẩm.
Hầu như không có nhà sản xuất TPCN nào khuyến cáo nên dùng sản phẩm bao lâu thì dừng lại và có cần đi khám bệnh hay không để biết kết quả sử dụng.
Hiện ở Việt Nam đã có Luật An toàn Thực phẩm và Nghị định của Chính phủ, có điều khoản cụ thể về việc quản lý TPCN, từ việc ghi nhãn, quảng cáo, công bố, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất của cơ sở; bản công bố các thành phần, dự kiến công bố công dụng; tài liệu chứng minh các thành phần có công dụng so với doanh nghiệp công bố; ghi rõ đối tượng sử dụng; phiếu kiểm nghiệm chỉ tiêu đã công bố chứng minh công bố thành phần là đúng, chỉ tiêu về an toàn như vi sinh, kim loại nặng…
Tuy nhiên, chế tài xử lý chưa đủ mạnh khiến các doanh nghiệp vẫn vô tư vi phạm và khi bị phát hiện cũng "vô tư" nộp phạt để tiếp tục hoạt động dưới hình thức khác.
PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch VAFF cho rằng, để giải quyết dứt điểm các vi phạm này trong tương lai thì phải có chế tài kiểm tra, quản lý TPCN từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm đến tay người tiêu dụng.
"Nghĩa là phải có quy định cụ thể về nguồn dược liệu, kỹ thuật trồng, bảo quản dược liệu như thế nào cho chuẩn. Tiếp đến là khâu sản xuất... Còn nếu anh cho nguyên liệu linh tinh vào một cái khuôn vớ vẩn thì nó sẽ ra một sản phẩm méo mó, chất lượng tùm lum ngoài thị trường, và chúng ta cứ đi kiểm tra muôn đời không bao giờ hết” - ông Đáng phân tích.
Về vấn đề nhãn mác trên các sản phẩm TPCN, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có quy định yêu cầu đơn vị sản xuất ghi rõ thông tin, nguồn gốc sản phẩm. Như tại Mỹ và một số nước Châu Âu, mặt hàng thực phẩm chức năng bắt buộc phải mô tả thành phần của sản phẩm với sức khỏe hoặc bệnh tật - "công bố về sức khỏe".
Tất cả các "công bố về sức khỏe" này phải được hỗ trợ bằng các bằng chứng khoa học đáng tin cậy để người sử dụng có thể nắm được và đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Cần có chế tài xử phạt mạnh hơn nữa những vi phạm về TPCN.
Quản chặt mua bán TPCN online
Một trong những kênh nảy sinh nhiều bất cập nhất về TPCN hiện nay là việc mua bán mặt hàng này trên mạng internet. Nhiều cơ sở tư nhân được lập ra nhưng không đăng ký cơ quan quản lý, thực hiện quảng cáo qua mạng xã hội hay các trang tin điện tử, gọi điện tư vấn như những nhà thuốc rồi mời khách hàng mua sản phẩm.
Các sản phẩm đó không được kiểm duyệt chất lượng, cũng khó rõ nguồn gốc xuất xứ, gây nguy hại cho người tiêu dùng.
"Để hạn chế các sản phẩm TPCN kém chất lượng trôi nổi trên thị trường thì điều đầu tiên cần phải xiết chặt các gian hàng bán sản phẩm này trên mạng xã hội. Cần phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành liên quan và đơn vị cung cấp dịch vụ để nghiêm cấm các hành vi này bùng phát" - TS Phạm Văn Sơn, thành viên VAFF đề xuất.
Ông Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Sinh học Việt Nam thì quan tâm tới quy định về điều kiện giá cả TPCN, tránh tình trạng giá trên trời khiến nhiều người dân, nhất là dân nghèo vùng nông thôn không tiếp cận được TPCN. Ông cho rằng, không thể để Nhà nước, tức Bộ Y tế kiểm tra tất cả mà chỉ nên làm công tác quản lý, còn bản thân đơn vị kinh doanh tự kiểm tra.
Đại diện cho đơn vị đang kinh doanh TPCN ở Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) cũng cho rằng, TPCN cần quản lý theo chuỗi giá trị từ đầu vào, từ nguyên liệu theo chuẩn tới việc nghiên cứu, sản xuất, ghi nhãn, phân phối, quảng cáo và nên bổ sung tiêu chuẩn GLP (kiểm nghiệm sản phẩm tốt), GSP (bảo quản tốt)... Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp lớn dần lên và lớn đến đâu sẽ chuẩn hóa tới đó để phát huy tiềm năng doanh nghiệp trong nước.
“Cái gì doanh nghiệp làm được thì Nhà nước không nên làm để giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ khởi nghiệp trên cơ sở kiểm nghiệm, đánh giá và cấp chứng nhận, đánh giá tác dụng và hiệu quả sản phẩm”, ông Hoàng nói.
Theo tin pháp luật 24h từ PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, từ ngày 1/7/2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP), các cơ sở sản xuất TPCN ở nước ta nếu không đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất) sẽ không được tiếp tục sản xuất. Hiện tại, chỉ có 10% cơ sở sản xuất TPCN đủ tiêu chuẩn GMP.
“Chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo thiếu TPCN không đạt chất lượng, do đó GMP sẽ là giải pháp cơ bản cho quản lý chất lượng” - ông Phong khẳng định.
0 Nhận xét